Cách chế biến thịt gà, vịt

1. Làm sạch tiết cho thịt khỏi bị đen và tanh

Gà, vịt sau khi cắt tiết xong nếu còn dính lại tiết, khi đun nấu thịt sẽ bị đen và có mùi tanh. Bởi vậy sau khi cắt tiết xong, ta chỉ cần dùng nước lã ngâm thịt cho đến khi thịt trắng ra rồi mới nấu là được.

2. Trước khi nhổ lông gà, vịt nên đổ giấm hoặc rượu lên mình gà, vịt

Trước khi nhổ lông gà, vịt (trước cả khi đổ nước nóng), ta nên tưới lên mình gà, vịt vài thìa giấm hoặc rượu trắng để ngâm trong vòng từ 5-10 phút.  Như vậy lỗ chân lông của vịt, gà sẽ giãn nở ra. Lúc này, chỉ cần tưới qua nước sôi là có thể nhổ lông một cách dễ dàng, mà khi nấu chỉ cần dùng lửa nhỏ là thịt sẽ mềm rất nhanh.

3. Không nên lấy nước sôi nhúng vịt

Nhiều người thường hay dùng nước sôi nhúng vịt trước khi nhổ lông. Thực ra như thế là không tốt, vì khi gặp phải nước có nhiệt độ 100°C, lỗ chân lông vịt sẽ co lại, dẫn đến lông vịt rất khó nhổ. Trên thực tế chúng ta chỉ cần dùng nước vừa mới lăn tăn cho thêm một ít nước rửa chén vào để nhúng vịt là được. Với cách làm này, ta sẽ nhổ được lông vịt một cách dễ dàng.

4. Cách rút xương cả con gà, vịt sau khi đã chế biến xong

Trước khi hấp, luộc, hầm,… cả con gà, vịt,… ta nên dùng mặt dao đập cho gẫy xương ngực và xương đùi của gia cầm định chế biến. Như vậy, khi thức ăn đã được chế biến xong, ta sẽ dễ dàng rút xương gia cầm mà vẫn đảm bảo thịt không bị tơi, ảnh hưởng đến mỹ quan của món ăn.

5. Gà ướp bia trước khi hấp mùi vị thơm ngon hấp dẫn

Trước khi hấp gà (loại gà hấp không cần ướp gia vị), ta nên dùng nước pha với bia (tỉ lệ 2 phần bia, 10 phần nước) để ngâm gà đã được làm sạch trong vòng 20 phút. Sau khi ngâm xong, ta đưa lên hấp, khi hấp xong thịt gà sẽ thơm và ngon hơn cách làm bình thường.

6. Cách làm mềm thịt gà già

Nếu khi luộc thịt gà già ta dùng lửa to, thịt gà sẽ rất dai. Nếu trước khi chế biến, ta ngâm gà vào nước lạnh có cho một chút giấm ăn để ngâm trong vòng 2 tiếng. Sau đó dùng lửa nhỏ để đun thì sau khi chế biến xong món thịt gà tức khắc sẽ mềm trở lại.

7. Cách chế biến thịt vịt già

– Khi luộc hoặc hầm thịt vịt, nếu gặp con phải con vịt già, ta có thể lấy một miếng tuỷ heo băm nhỏ bỏ vào luộc cùng. Như vậy thịt sẽ nhanh mềm. Hơn nữa nước luộc sẽ ngon hơn.

– Khi hầm thịt vịt già, nếu cho thêm vào vài lát thịt hun khói vào ninh cùng thì thịt sau khi hầm xong sẽ đậm đà hơn.

– Ta cũng có thể cho vài con ốc nước ngọt vào luộc hoặc ninh cùng với thịt vịt. Dù thịt vịt có già đến mấy cũng nhanh nhừ.

– Ta có thể ngâm thịt vào nước lạnh hoà một ít giấm trong vòng 2 tiếng khi chế biến thịt sẽ mềm trở lại.

8. Thịt gà già hầm lấy nước canh, canh sẽ rất ngon

Một bữa ăn ngon không thể thiếu một món canh hấp dẫn. Vậy để có một món canh hấp dẫn, ta sẽ lựa chon thực phẩm nào để chế biên nước hầm đây. Theo chúng tôi nên chọn thịt gà, mà thịt gà mái già rồi cho cùng với một miếng thịt heo nạc vào thì với ngon. Cách làm cụ thể như sau:

Trước tiên ta đun nước thật sôi sau đó cho thịt gà đã làm sạch và miếng thịt nạc vào đun sôi cùng. Đun cho đến khi nước lại sôi lên lần nữa, ta vớt hết bọt trên mặt nồi canh. Sau đó tiếp tục đun nhỏ lửa đến khi nhừ thì thôi. Nước hầm gà này sau khi đun xong sẽ ngọt đậm. Lúc này ta có thể dùng nước hầm để chế món canh tuỳ ý muốn, món canh của chúng ta sẽ rất thơm ngon.

9. Tiết gia cầm có tác dụng làm canh hết mỡ ngấy

Khi món canh của chúng ta không may nhiều mỡ quá ngấy, ta có thể cho tiết gà, vịt mới cắt vào nồi, món canh sẽ lập tức trong và không còn nhiều mỡ nữa.

10. Hầm hoặc nấu canh bằng các loại thịt khác nhau, nhiệt độ nước cũng cần phải khác nhau

Với các loại thịt gà, vịt, sườn tươi, ta nên đợi sôi nước rồi mới cho thịt hoặc xương vào để nấu canh hoặc hầm. Còn đối với các loại thịt bán thành phẩm như thịt hun khói, thịt ướp mặn ta nên dùng nước lạnh để đun nấu. Làm như vậy vừa có tác dụng giữ dinh dưỡng vừa giúp canh được thơm ngon.

 

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*